Ho khan là tình trạng ho không có đờm, cảm giác khô và gây khó chịu. Ho khan kéo dài ở trẻ em ảnh hưởng đến sinh hoạt và sự phát triển khiến cha mẹ vô cùng lo lắng. Vậy cha mẹ nên làm gì? Hãy cùng nhau tìm hiểu và những điều nên biết qua bài viết này nhé!
1. Nguyên nhân ho khan kéo dài ở trẻ em
Tình trạng này có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
1.1 Nhiễm trùng đường hô hấp trên
Nhiễm trùng đường hô hấp trên là nguyên nhân phổ biến nhất gây ho kéo dài ở trẻ em. Bệnh xuất hiện do nhiễm virus, nhiễm khuẩn, lây nhiễm từ trường học, nhà trẻ. Trẻ thường bị ho khan kéo dài trên 6 - 7 ngày. Ngoài triệu chứng ho kéo dài, bệnh nhi còn có các triệu chứng khác như sốt, chảy nước mũi, hắt hơi, đau đầu, mệt mỏi,...

1.2 Hen phế quản
Hen phế quản (hen suyễn) ở trẻ em là bệnh lý co thắt và viêm mạn tính đường hô hấp dưới, gây viêm khí quản, hạn chế luồng không khí vào phổi, gây triệu chứng thở rít tái phát. Trẻ dưới 3 tuổi thường bị ho kéo dài khi bị hen phế quản. Phấn hoa, lông thú, khí thải, khói thuốc và một số thực phẩm nhất định,... có thể gây hen phế quản ở trẻ. Trẻ thường xuất hiện nhiều đợt ho khan, ho từng cơn tái phát, tức ngực và thở rít.
1.3 Chảy dịch mũi sau
Khi cơ thể trẻ sản sinh ra lượng chất nhầy quá mức có thể gây chảy dịch mũi sau. Chất nhờn sẽ chảy xuống phía sau cổ họng, kích thích dây thần kinh và các thụ thể, gây ho kéo dài ở trẻ em. Đây là triệu chứng thường gặp của tình trạng dị ứng và nhiễm virus. Loại ho này có đờm hoặc không có đờm, thường nặng hơn vào ban đêm. Trẻ sẽ bị ngứa cổ, hắt hơi, mắt ngứa, chảy nước mắt và có thể bị nổi chàm nếu nguyên nhân là do dị ứng.
1.4 Trào ngược dạ dày - thực quản
Là nguyên nhân phổ biến gây ho mạn tính ở cả trẻ em và người lớn. Tình trạng này thường xảy ra khi axit từ dạ dày bị rò rỉ ngược trở lại đường ống thực phẩm.Trẻ thường bị trào ngược sau ăn khoảng 30 - 60 phút, khi thay đổi tư thế hoặc trong bữa ăn do cơ thắt dưới thực quản tự mở ra.
1.5 Ho gà
Ho gà là bệnh do vi khuẩn gây ra, lây lan qua đường hô hấp. Bệnh có thể ảnh hưởng tới mọi lứa tuổi, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ tới người lớn. Các triệu chứng của bệnh xuất hiện sau khi nhiễm trùng khoảng 5 - 10 ngày. Biểu hiện điển hình của bệnh là trẻ xuất hiện cơn ho từ 15 - 20 ngày, cơn ho khan kéo dài ở trẻ, đi kèm sốt, nôn trớ, ngừng thở, tím tái sau cơn ho, chậm nhịp tim,...
1.6 Viêm phổi
Viêm phổi là bệnh nhiễm trùng thông thường ở trẻ em. Các triệu chứng bệnh gồm sốt, cảm giác ớn lạnh, run rẩy, khó thở và ho kéo dài. Bệnh do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Trẻ dễ mắc viêm phổi khi bị lây nhiễm ở các khu vui chơi, trường học,...
1.7 Dị vật đường thở
Khi bị mắc dị vật trong đường thở, trẻ sẽ có biểu hiện ho sặc sụa, có cơn ngạt thở, tím tái, chảy nước mắt nước mũi, vã mồ hôi,... Trong trường hợp dị vật đường thở bị bỏ quên, trẻ sẽ bị ho khan kéo dài và viêm phổi tái phát.
Một số nguyên nhân khác như: lạm dụng thuốc xịt giảm xung huyết mũi, khiến niêm mạc mũi bị sưng nề, bị kích thích, gây xung huyết, chảy dịch sau họng hoặc không khí hanh khô hoặc quá ẩm ướt làm kích thích sự phát triển của mạt nhà, nấm,... gây ho khan kéo dài.
2. Cách phòng và chữa trị ho khan kéo dài ở trẻ em
-
Cách phòng ngừa ho ở trẻ
- Chích ngừa cảm cúm cho trẻ theo các chương trình tiêm chủng quốc gia để phòng ngừa cúm và các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp.
- Cho bé ăn đủ chất, nhất là các loại trái cây giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi,... để cải thiện hệ thống miễn dịch của trẻ.
- Nên cho bé vận động ngoài trời, không sử dụng điều hòa ở mức nhiệt quá chênh lệch với môi trường bên ngoài.
- Khi ra đường nên đeo khẩu trang cho trẻ để tránh bụi bẩn và các nguồn vi khuẩn, virus gây bệnh.
- Tập cho trẻ thói quen rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Không để trẻ tiếp xúc với người mắc bệnh, kể cả khi chỉ mắc cảm cúm thông thường.
-
Trong trường hợp ho khan kéo dài ở trẻ, phụ huynh nên tham khảo cách chữa sau:
- Cho trẻ uống nhiều nước để làm dịu họng, giảm ho hiệu quả.
- Vệ sinh mũi họng hàng ngày cho trẻ. Có thể vệ sinh bằng nước muối ngày từ 2 đến 3 lần.
- Cho trẻ sử dụng một số thảo dược, bài thuốc trị ho dân gian an toàn như tắc chưng đường, mật ong, gừng, uống nước trà ấm loãng,...
- Chỉ sử dụng thuốc ho khi trẻ bị ho quá nhiều hoặc gây ra hậu quả xấu như bé bị đau ngực, mất ngủ, nôn ói,...
- Nên ăn những loại thức ăn mềm và dễ nuốt. Những món canh có tính mát; Bổ sung thêm nước hoa quả giàu vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng.
- Tạo thói quen đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài giúp hạn chế tối đa việc hít khói và bụi bẩn.
- Luyện tập thể chất để nâng cao sức khỏe với những môn thể dục, thể thao phù hợp với sức khỏe bản thân
- Giữ ấm cơ thể đặc biệt là vùng cổ họng và lòng bàn chân.

Bên cạnh đó, bạn nên bổ sung thêm cho bé Siro Ho Ong Nâu. Từ bài thuốc gia truyền với thành phần gồm các thảo dược thiên nhiên như: cao lá thường xuân, xuyên bối mẫu, kinh giới, cam thảo, bách bộ, thiên môn đông... mang lại hiệu quả vượt trội. Được bào chế dưới dạng siro tiện dụng an toàn cho bé khi sử dụng, Siro Ho Ong Nâu giúp bổ phổi - ích phế , trừ ho khan, ho có đờm, ho do co thắt phế quản; Tiêu nhầy & long đờm; Chống co thắt cơ trơn phế quản; Sát khuẩn đường hô hấp - dịu niêm mạc, giảm đau rát họng & khản tiếng
Siro ho Ong Nâu là dòng sản phẩm được tiếp thị và phân phối bởi CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TÂM DƯỢC. Nếu còn thắc mắc cần được giải đáp vui lòng liên hệ qua Hotline 0798.16.16.16 - 0708.18.66.60 để được dược sĩ chuyên môn tư vấn miễn phí. Ngoài ra, bạn có thể mua sản phẩm tại:
-
Website: www.tamduocstore.com.vn – www.hoongnau.com Fanpage: https://www.facebook.com/hoongnau
-
Thương mại điện tử: Lazada, Sendo, Shopee, Tiki… hoặc mua tại các đại lý nhà thuốc trên toàn quốc.
Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp bạn hiểu thêm khi ho khan kéo dài ở trẻ, từ đó cha mẹ có thể phòng và chữa trị kịp thời để bé luôn khỏe mạnh vui chơi. Chúc bạn thành công!
Sản phẩm liên quan
-
Viên Ngậm Ong Nâu Ivy Propolis
68,000 đ
-
Xịt Họng ONG NÂU Propous spray
92,000 đ
-
Siro ONG NÂU Mom and baby ZERO
80,000 đ
-
Viên Ngậm ho Ong Nâu IVY
574,000 đ
-
Siro Ho Ong Nâu Mom and Baby
68,000 đ
-
Viên ngậm ho Bách Bộ Mom and Baby
505,000 đ
-
Siro Ho Bách Bộ mom and baby Chai
61,000 đ
-
VIÊN UỐNG THẢO MỘC ONG NÂU IVY ANDRO...
229,000 đ
Tin liên quan
-
Bé Bị Ho Lâu Ngày Không Khỏi Phải Làm Sao?
Bé bị ho lâu ngày không khỏi, nỗi lo không riêng cha mẹ nào. Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? việc bé ho lâu ngày không khỏi ảnh hưởng không chỉ... -
Hướng Dẫn Chữa Ho Bằng Quả Lê Kết Hợp Với Đường Phèn, Mật Ong
Cách chữa ho bằng quả lê liệu có mang lại hiệu quả? Không chỉ là loại trái cây thanh mát, giải nhiệt, quả lê còn được biết đến là dược liệu chữa ho... -
Nên làm gì đau rát họng sau khi nôn?
Cảm giác buồn nôn, nôn khiến bạn cảm thấy khó chịu. Nhưng ngay cả sau khi đã nôn ra được thì ở cổ họng chắc chắn sẽ đọng lại cảm giác đau rát. Vậy... -
Nguyên nhân đau rát họng không ho
Cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ở cổ họng nhưng lại không ho khiến bạn càng thấy bứt rứt trong người, không biết phải làm sao.Trước tiên bạn cần tìm... -
Ho ra đờm xanh làm sao để cải thiện?
Bạn đang lo lắng lắng khi gặp tình trạng ho ra đờm xanh và không làm thế nào để khắc phục. Đừng bỏ qua thông tin bổ ích trong bài viết dưới đây nhé!... -
Đờm nhiều ở cổ họng và cách khắc phục nhanh
Khi có đờm nhiều ở cổ họng, người bệnh thường cảm thấy khó chịu, đau rát cổ họng và luôn muốn khạc nhổ. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng... -
Cách làm tan đờm trong cổ họng cho trẻ hiệu quả
Do sức đề kháng còn yếu nên trẻ nhỏ thường xuyên gặp các bệnh lý về đường hô hấp, nhất là hay có đờm trong cổ họng. Nếu để lâu có thể ảnh... -
Bị đờm ở cổ họng lâu ngày là bệnh gì, có chữa được không?
Có đờm ở cổ họng là tình trạng thường gặp. Tuy nhiên, nếu đờm tồn tại lâu ngày trong cổ họng thì bạn nên chú ý vì nó sẽ ảnh hưởng không tốt đến... -
Bé ho có đờm nhưng không sốt: Nguyên nhân và cách điều trị
Bé ho có đờm nhưng không sốt có thể là dấu hiệu của cảm lạnh hoặc cảnh báo bé đang mắc bệnh liên quan đến đường hô hấp. Nếu không điều trị sớm... -
Khạc ra đờm có máu là bệnh gì, có nguy hiểm không?
Ho có đờm là tình trạng thường gặp, bất kể ai cũng có thể mắc phải và nó có thể khỏi khi áp dụng điều trị, uống thuốc hoặc phương pháp dân gian. Tuy...